Teen 2k Hà Giang: “Nếu không mạnh mẽ thì yếu đuối để ai xem”

Bạn đang xem: Teen 2k Hà Giang: “Nếu không mạnh mẽ thì yếu đuối để ai xem” tại quangtrungnt.edu.vn

Ngày 11/07, ngay sau khi Bộ giáo dục và đào tạo công bố điểm thi, nhiều teen 2k tại Hà Giang đã vô cùng thất vọng và buồn bã khi chịu đựng những mũi dùi của dư luận vì bị nghi ngờ rằng điểm cao nhờ “mua điểm”.

“Mua điểm” là sự thật, thì Lỗi là do ai?

Sáng ngày 17/07, qua năm ngày đấu tranh và điều tra sự thật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có thông tin xác nhận về đối tượng đã gây ra sai phạm trong công tác chấm thi tại Hà Giang. Hiện, cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục làm sáng tỏ hành vi của đối tượng. Trong khi đó, sự chỉ trích gay gắt từ dư luận vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, đặc biệt những học sinh 2k tại Hà Giang đang là nạn nhân đang hứng chịu những áp lực từ dư luận bởi sai lầm của người lớn. Liệu đây có phải là lỗi của các em – những học sinh vừa tròn 18 tuổi, chưa đủ sức để rời khỏi vòng tay của bố mẹ, gia đình? Thậm chí, nhiều bạn có thực lực học rất tốt nhưng vẫn suy sụp vì bị gắn mác “chạy điểm thi”.

“Mua điểm” là sự thật, thì xin hãy dừng ngay việc chỉ trích những đứa trẻ chỉ mới sinh năm 2000, mà chúng ta cần suy xét cho thật chậm và kỹ, vì đây không phải là lỗi ở trẻ con mà chính là lỗi của người lớn.

“Mua điểm” là sự thật, xin các bậc phụ huynh cần nhìn lại cách mà chúng ta đang dạy dỗ và giúp con đến với đại học là đã đúng hay chưa. Đây có phải là việc đang giúp cho tương lai của con em mình thêm rộng mở hay là điều ngược lại. “Mua điểm” hay nói cách khác là chạy theo thành tích – Phụ huynh đang đẩy con vào tình trạng “giấu dốt” và thói quen ỉ lại, tự phụ. Nếu một ngày các bậc phụ huynh nhận ra rằng cho con vào một môi trường học và ngành nghề vượt quá năng lực của chúng, thì chúng sẽ chật vật như thế nào để theo kịp bạn bè cùng trang lứa. Rất có thể, đây sẽ là lý do chính khiến chúng từ bỏ việc học sớm.

“Mua điểm” là sự thật, xin các vị lãnh đạo, quản lý trong ngành Giáo dục tại Hà Giang cần nhìn lại cách mà chúng ta đang đào tạo và tìm kiếm nhân tài cho đất nước – một sự nghiệp thiêng liêng và cao cả. Hãy tạo sự minh bạch, công bằng đối với những em học sinh đã vất vả ôn luyện ngày đêm để được vào đại học ở những tỉnh thành khác. Nếu đã làm việc và đứng trong hàng ngũ giáo dục, thì cần phải có “tâm” và có “tầm” của một người làm giáo dục.

Teen 2k Hà Giang: “Nếu không mạnh mẽ thì yếu đuối để ai xem”

Đôi khi trong cuộc sống luôn có sự bất công bởi tại một lí do: “Một con sâu làm rầu nồi canh”, chỉ vì một hành động không tốt của một hoặc một vài cá nhân mà làm ảnh hưởng đến cả một tập thể và những người xung quanh. Tuy nhiên, chúng ta hãy tập chấp nhận với những sự bất công như thế này, đó coi như là một bài học “vỡ lòng” của cuộc đời khi teen vừa tạm biệt thời học sinh nông nổi.

Nguồn ảnh: Báo mới

Lúc này, việc phân bua ai đúng ai sai không còn quan trọng nữa, mà điều quan trọng nhất là hãy mạnh mẽ vượt qua giai đoạn căng thẳng này. Mọi dư luận đều mang tính thời điểm và nó chỉ ồn ào đỉnh điểm ở một khoảng thời gian ngắn ngủi. Cho nên, việc của teen 2k nên làm bây giờ là: hạn chế sử dụng điện thoại; hạn chế việc xem các tin tức tiêu cực về thi cử trên các trang mạng xã hội, giữ tâm trí thoải mái, vui vẻ; nghỉ ngơi và vui chơi hợp lý để bù lại khoảng thời gian học tập vất vả trong suốt 12 năm vừa qua; xem xét, điều chỉnh nguyện vọng vào đại học sao cho phù hợp với số điểm mà mình đạt được.

Teen 2k Hà Giang nên nhớ “nếu không mạnh mẽ thì yếu đuối để ai xem”, chúng ta còn bận rất nhiều cho việc xem xét điểm chuẩn vào đại học, và sau khi vào đại học rồi thì teen cũng còn “ti tỉ” thứ để lo nữa đấy. Vì thế, thời gian này không phải là lúc chúng ta buồn và suy sụp mà chính là thời điểm để chúng ta chuẩn bị và sẵn sàng cho mọi thứ một cách tốt nhất để bước vào mái trường đại học mà mình mơ ước, teen nhé!.

Xem thêm

Nhớ để nguồn bài viết này: Teen 2k Hà Giang: “Nếu không mạnh mẽ thì yếu đuối để ai xem” của website quangtrungnt.edu.vn

Chuyên mục: Giáo Dục
#Teen #Hà #Giang #Nếu #không #mạnh #mẽ #thì #yếu #đuối #để #xem

Xem thêm  Biểu Đồ - Toán 10 - Đề án 2020

Viết một bình luận