BIM là gì? Tìm hiểu quy trình BIM trong xây dựng

Bạn đang xem: BIM là gì? Tìm hiểu quy trình BIM trong xây dựng tại quangtrungnt.edu.vn

Bạn thắc mắc BIM là gì? BIM là một thuật ngữ phổ biến trong lĩnh vực xây dựng. BIM đem lại hiệu quả, giá trị và những ưu điểm vượt trội trong việc thi công công trình. Hãy cùng JobsGO đi tìm hiểu về BIM thông qua bài viết này.

1. BIM là gì? BIM hình thành như thế nào?

BIM là gì? BIM là từ viết tắt của Building Information Modeling trong tiếng Anh, dịch sang tiếng Việt có thể hiểu là xây dựng mô hình thông tin.

bim là gì
BIM được hiểu là xây dựng hệ thống thông tin trong lĩnh vực xây dựng

Nói một cách dễ hiểu BIM là một ứng dụng tiên tiến được sử dụng trong quá trình thi công một công trình xây dựng. BIM được sử dụng từ giai đoạn thiết kế, thi công, hoàn thiện và thậm chí là bảo trì công trình trong tương lai.

BIM sẽ được hình thành dựa trên các mô hình 2D, 3D nhưng BIM không đơn thuần là bản vẽ thông thường mà nó thể hiện thông tin của mỗi chi tiết trong dự án.

Xem thêm: Xây dựng dân dụng là gì? Thông tin hữu ích bạn nên biết

2. Tại sao cần có mô hình BIM?

Sự ra đời của BIM là một bước đột phá trong lĩnh vực xây dựng, đặc biệt trong quá trình xây dựng, thiết kế và quản lý dự án. Việc các nhà thầu áp dụng BIM vào hoạt động được xem là yếu tố quan trọng góp phần vào sự thành công của dự án. Vậy, tại sao cần có mô hình BIM trong xây dựng?

bim là viết tắt của từ nào
Những lợi ích mà BIM đem lại cho nhà thầu
  • Giảm thiểu tối đa các yêu cầu thay đổi do đã có sự phối hợp của các bộ phận từ giai đoạn thiết kế.
  • Giảm thiểu sự chênh lệch về chi phí dự kiến với chi phí thực tế thực hiện dự án.
  • Giảm thời gian lập dự toán nhưng vẫn đảm bảo sự chính xác tương đối cao.
  • Tiết kiệm chi phí thực hiện dự án.
  • Giảm tiến độ thực hiện dự án.
  • BIM được thực hiện từ giai đoạn thiết kế cho đến khi hoàn thành và bàn giao dự án. Tất cả các bên liên quan đến việc thi công đều có thể theo dõi tiến độ thực hiện dự án nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa các bên. Thông qua BIM mọi quá trình thực hiện, những sự thay đổi đều được cập nhật trên hệ thống và bổ sung liên tục trong quá trình thực hiện công việc.
  • Với BIM toàn bộ hình ảnh mô phỏng của công trình đều được dựng lên theo mô hình 3D với tất cả thành phần tạo nên công trình.
  • Với BIM các xung đột trong bản vẽ cũng dễ dàng được nhận ra bằng những cảnh báo để từ đó đưa ra kịp thời các phương hướng giải quyết kịp thời hạn chế kinh phí sửa chữa.

Xem thêm: Nghề xây dựng: Cơ hội nghề nghiệp & Tố chất cần có

3. Ưu, nhược điểm khi ứng dụng mô hình BIM

Ưu, nhược điểm của mô hình BIM là gì? Cùng JobsGO phân tích chi tiết với thông tin dưới đây:

3.1. Ưu điểm

quy trình bim là gì
Với BIM mô hình công trình được dựng lên với mô hình 3D dễ theo dõi
  • Với BIM mọi hoạt động sẽ được diễn ra một cách tự động bạn không cần phải tổng hợp các bản vẽ một cách thủ công. BIM giúp dữ liệu được quản lý một cách tập trung góp phần tăng hiệu quả công việc.
  • Tăng khả năng phối hợp, tất cả các bộ phận đều có thể đăng nhập vào hệ thống để thực hiện các công việc mà mình phụ trách.
  • BIM đưa ra các thiết kế trực quan gần với thực tế, cụ thể đến từng các chi tiết nhỏ nhất phục vụ cho quá trình thực hiện công trình. Điều này giúp mọi người dễ hình dung được tổng thể của công trình.
  • Với BIM bạn có thể dễ dàng xác định được các chi tiết cần thiết của công trình từ đó có sự chuẩn bị sẵn và loại bỏ những chi tiết không cần thiết.
  • Giúp chủ đầu tư, nhà thầu và khách hàng theo dõi được quá trình thực hiện công trình, sớm phát hiện xung đột và giảm thiểu sai sót trong quá trình thực hiện dự án.

3.2 Nhược điểm

  • Để sử dụng BIM cần mua bản quyền sử dụng.
  • Phải đào tạo nhân lực có thể sử dụng BIM.
  •  Nâng cấp thiết bị để phù hợp với phần mềm.
  • Yêu cầu sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa các bộ phận, trong từng giai đoạn thực hiện dự án nếu không sẽ không đạt được hiệu quả như mong đợi.

4. Phân loại mô hình BIM

mô hình thông tin xây dựng
Các mô hình BIM hiện nay
  • BIM 3D: Là mô hình 3D (dài, rộng, cao) được xây dựng bằng các phần mềm đồ họa.
  • BIM 4D: Là mô hình BIM 3D nhưng được tích hợp thêm yếu tố về thời gian. Việc này hỗ trợ cho người thi công hay khách hàng có thể lập kế hoạch tiến độ thực hiện.
  • BIM 5D: Là mô hình BIM 4D bổ sung thêm yếu tố chi phí thực hiện phục vụ cho việc dự toán kinh phí.
  • BIM 6D: là sự nâng cấp của mô hình BIM 5D với sự bổ sung yếu tố năng lượng trong và ngoài công trình từ đó đưa ra những thiết kế tối ưu về năng lượng cho công trình.
  • BIM 7D: là mô hình được tích hợp chi tiết các thông tin về hệ thống thiết bị trong công trình. Mô hình này đóng vai trò trong quá trình bảo dưỡng sau này.

Xem thêm: Dự án là gì? Đặc điểm, phân loại và cách xây dựng dự án

Như vậy, với những thông tin trên bài viết JobsGO đã giúp bạn hiểu BIM là gì? Hy vọng với những kiến thức mà bài viết cung cấp sẽ mang lại những giá trị đối với những bạn đang muốn tìm hiểu về BIM và đặc biệt là các chủ thầu đang tìm hiểu và có mong muốn áp dụng BIM vào quá trình thực hiện dự án.

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

JobsGO Banner


Xem thêm

Nhớ để nguồn bài viết này: BIM là gì? Tìm hiểu quy trình BIM trong xây dựng của website quangtrungnt.edu.vn

Chuyên mục: Giáo Dục
#BIM #là #gì #Tìm #hiểu #quy #trình #BIM #trong #xây #dựng

Xem thêm  Bản chất của mâu thuẫn và xung đột trong truyện Tấm Cám - Ngữ văn lớp 10

Viết một bình luận